Những câu hỏi liên quan
Huỳnh minh đăng Trần
Xem chi tiết
TN NM BloveJ
Xem chi tiết
Lê Michael
9 tháng 4 2022 lúc 19:52

THAM KHẢO:

Những câu tục ngữ là lời khuyên quý giá cho mỗi người về một bài học nào đó. Cũng như câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở mỗi chúng ta về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.

Xét về nghĩa đen, “uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Nhưng ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà giá trị đạo lí kết tinh ở nghĩa bóng. “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tấm lòng biết ơn.

Sự biết ơn luôn cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ đối với con người, mà ngay cả loài vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.

Lại một câu chuyện nữa kể về người kiếm củi tên mỗ ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi, thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Thì ra một con hổ trắng đang bị mắc xương, bác liền giúp nó gỡ chiếc xương ra giúp hổ. Sáng sớm hôm sau, bác tiều thức dậy đi ra cửa thì thấy một con nai chết nằm ở đó. Hơn mười năm sáu bác tiều chết, khi chôn cất con hổ ngày nào bỗng xuất hiện trước mộ nhảy nhót. Mọi người thấy vậy chạy mất, từ xa họ nhìn thấy con hổ dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy vài vòng quanh quan tài rồi đi. Con vật còn có lòng biết ơn, vậy còn với con người?

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ… Dù là hành động nhỏ bé hay lớn lao, thì tất cả đều thể hiện được sự biết ơn của người thực hiện.

Khi học cách biết ơn, có nghĩa là bạn biết cách trân trọng những gì mình đang có. Chính vì vậy, cần phải tránh xa thái độ vô ơn, bội bạc. Đặc biệt là học sinh - những chủ nhân của đất nước phải luôn cố gắng học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện đạo đức, bởi đó là hành động cụ thể nhất để thể hiện lòng biết ơn.

Qua đây, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” quả là một lời khuyên ý nghĩa. Lòng biết ơn sẽ giúp chúng ta sống có ích hơn. Hãy phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (1)
KrustYêuSửViệt❤️ᴥ❤️
Xem chi tiết
Quang Nhân
15 tháng 2 2021 lúc 18:59

Em tham khảo nhé !!!

 

DÀN Ý

A, MB:

- giới thiệu câu tục ngữ: Từ bao đời nay, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" vẫn là câu tục ngữ được người dân VN truyền lại để dạy bảo con cháu mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu tục ngữ với kết cấu ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc đã trở thành bài học đạo lý của mọi người dân VN về thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, ân tình, có trước có sau

- Đối với thế hệ trẻ ngày nay, việc sống ân nghĩa, thủy chung, luôn khắc ghi những điều tốt đẹp trong quá khứ chính là một thái độ sống tròn vẹn, một đạo đức tròn vẹn

B, MB:

1. Giải thích câu tục ngữ:

- Đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" câu tục ngữ răn dạy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo.

- câu tục ngữ có ý khuyên nhủ rằng, khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt, uống nước thì phải nhớ đến người đã trồng và nguồn đã tạo ra chúng vậy.

- Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình.

2, Những dẫn chứng minh chứng cho việc nhân dân ta đã làm theo truyền thống ấy:

- Đối với những người có công với cách mạng,gia đình thương binh, liệt sĩ: Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính

- Đối với những anh hùng liệt sĩ, nhà nước luôn có những buổi thắp hương tri ân đến tượng đài, phần mộ của họ

3, Mở rộng về học sinh

- Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. 

- Học sinh có thể tích cực tham gia vào các chương trình tri ân các anh hùng liệt sĩ, người có công cách mạng ở trường học hoặc ở địa phương

c, KB

Tóm lại, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân VN. Chính vì vậy, mỗi người dân đều cần học và làm theo truyền thống ấy.

Bình luận (1)
Phong Y
15 tháng 2 2021 lúc 18:58

(1) Mở bài: Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

(2) Thân bài:

Giải thích câu tục ngữ:

Uống nước: là việc thừa hưởng, hưởng thụ những thành quả mà người khác tạo ra trong quá trình lao động, đấu tranh.

Nguồn: Nghĩa đen: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, Nghĩa bóng: ở đây là để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng.

Nhớ nguồn: nhớ về người đã tạo ra những thành quả lao động

Uống nước nhớ nguồn: Khi nhận những thành quả lao động mà người khác tạo ra, chúng ta phải biết ơn họ, những người đã phải đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra được những thành quả tốt đẹp cho chúng ta thừa hưởng ngày nay.

Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:

- Ý nghĩa của câu tục ngữ (đặc biệt là trong bối cảnh ngày nay):

Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước. Đây là một lời dạy đúng đắn, sâu sắc của cha ông. Đó cũng là một truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày" phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

- Lên án, phê phán những biểu hiện không biết “uống nước nhớ nguồn”, “ăn cháo đá bát”,…

- Bài học rút ra từ câu tục ngữ:

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc

Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh

Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài

Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

(3) Kết bài:

Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của câu tục ngữ.

Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.

Bình luận (1)
Cho mình 1 tym cảm ơn mọ...
Xem chi tiết
Hoàng Minh Thông
Xem chi tiết
ℓαƶყ
22 tháng 5 2020 lúc 20:59

Dàn ý:

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nênCủa cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựngLòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộcRa sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

Bài văn:

Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quý giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.

“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quý giá.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người

Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.

Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quý giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.

Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quý trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quý hơn thế.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thanh Nhàn ♫
22 tháng 5 2020 lúc 21:03

Tham Khảo

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nênCủa cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựngLòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộcRa sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
24 tháng 5 2020 lúc 17:27

Dàn ý Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nênCủa cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựngLòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộcRa sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữTham khảo : https://vndoc.com/giai-thich-cau-tuc-ngu-uong-nuoc-nho-nguon/download
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thu Thảo
Xem chi tiết
Long Sơn
20 tháng 3 2022 lúc 15:44

sông ngòi Đông Âu nhiều nước vào mùa xuân, hạ vì:

- Nguồn cung cấp nước chính của sông là băng tan.

- Vào mùa xuân, hạ, băng tan cung cấp nước cho sông.

Có thời kì đóng băng vì:

- Nằm trong đới ôn hòa.

- Có lãnh thổ nằm trên vòng Bắc cực.

- ...

Bình luận (1)
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
13 tháng 3 2022 lúc 22:00

REFER

Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.

 

Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.

Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.

Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.

Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.

Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.

Bình luận (0)
Ng Ngọc
13 tháng 3 2022 lúc 22:00

tk

Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.

Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.

Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.

Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.

Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.

Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.

Bình luận (0)
Phạm Thanh Hà
13 tháng 3 2022 lúc 22:02

Tục ngữ được ví như túi khôn của nhân dân ta, nó là kết tinh trí tuệ và tâm hồn người dân Việt Nam. Qua những câu tục ngữ ta có thể nhìn thấy vô số những nét truyền thống văn hóa của dân tộc, một trong số những nét đẹp đáng tự hào nhất có lẽ chính là truyền thống biết ơn được ông cha đúc kết qua hai câu “Ăn quả nhớ kẻ trông cây” và “Uống nước nhớ nguồn”. Hai câu tục ngữ sử dụng những hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa tương đương nhau, “Ăn quả và “uống nước” là hành động hưởng thụ, kế thừa những thành quả mà thế hệ đi trước đã để lại, “kẻ trồng cây” và “nguồn” chính là người xây dựng nên thành quả đó. Cả hai câu tục ngữ đều xuất hiện từ “nhớ”, đó là biểu hiện dễ thấy nhất của sự biết ơn. Qua đó ông cha ta muốn gửi gắm tới con cháu hãy biết trân quý những giá trị mà người xưa đã hi sinh vất vả xây đắp cho ta Biết ơn vốn là một nét truyền thống đẹp của nhân dân ta. Từ xa xưa, dù đời sống còn khó khă, bát cơm manh áo là một xa xỉ phẩm với nhiều gia đình, song những nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn được thực hiện đầy đủ và trang nghiêm. Lòng biết ơn không chỉ dành cho những người thân đã khuất trong gia đình mà còn cả những danh nhân đã có công dựng nước giữ nước. Bằng chứng là những đền thờ, miếu thờ được xây dựng để tưởng nhớ công ơn dựng nước của ông cha ta như Thành Cổ Loa, Đền Trần, Gò Đống Đa,...Hay những khúc ca ca ngợi một thời kì hào hùng và dũng cảm bảo vệ Tổ Quốc như Cô gái mở đường, Nơi đảo xa,...tất cả vẫn còn vang mãi trong lòng nhân dân ta mãi về sau. Nếu như trong thời chiến, lòng biết ơn được ưu ái dành cho những anh hùng cứu quốc, những người đã xả thân anh dũng xông pha trăm trận để dành lấy tự do cho Tổ quốc, thì đến thời bình, những giá trị về văn hóa, giáo dục, xã hội lại được quan tâm nhiều hơn một chút. Dẫu không phải là những ngôi đền uy nghi, những khúc tráng ca đầy sĩ khí, dẫu chỉ là những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ trong ngày Thương binh liệt sĩ, ngày Nhà giáo Viêt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dân,...Nhưng đó là những tình cảm dạt dào và đáng quý vô cùng. Truyền tống ấy cứ vậy mà trở thành thông lệ, điều hiển nhiên trong đời sống văn hóa của người Việt. Sự biết ơn còn được dành cho những con người lao động vất vả thầm lặng để tạo ra những giá trị tưởng chừng như rất giản đơn nhưng lại vô cùng thiết yếu như hạt lúa, cái quần cái áo,...Đó là những người nông dân, công nhân đang âm thầm cống hiến cho cuộc đời, đôi khi ta sẽ lãng quên nhưng ông cha ta thì vẫn luân nhắc nhở “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!” Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, ta phải biết biết ơn những giá trị mà mình đang được thụ hưởng ngày hôm nay. Mảnh đất hòa bình, hạnh phúc ngay trước mắt ta là do ông cha ta đổ biết bao mồ hôi, nước mắt, máu để giành được, hạt gạo ta đang ăn cũng không tự nhiên là có. Nhiệm vụ của chúng ta chihs là tiếp nối và kế thừa truyền thống đẹp của dân tộc, tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa như thăm mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chiến binh...Quan trọng nhất là phải không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức để có thể tiếp bước cha anh, phát triển những nền tảng sẵn có để đất nước ngày một già đẹp hơn. Lòng biết ơn là một đạo lí tốt đẹp mà ông cha ta đã răn dạy từ bao đời nay, biết ơn là một trong những hành trang không thể thiếu của một công dân mẫu mực.

Bình luận (0)
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
5 tháng 5 2016 lúc 19:31

1.

Lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống sẽ chẳng có gì tốt đẹp tự đến với ta nếu ta không chuyên tâm, không chịu đi tìm tới nó để đạt được mục đích của mình. Muốn vậy tư phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và trang bị cho mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau cũng đến với ta. Đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Mỗi người Việt Nam, có mấy ai mà không biết câu tục ngữ quen thuộc ấy. Nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ nó, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ câu nói ngắn gọn nhưng sâu sắc ấy, thì việc khắc sâu và áp dụng nó một cách đúng đắn sẽ có một hiệu quả tốt đẹp. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng nói được bao điều ấy gợi cho ta một công việc và một kết quả đạt được; đó là nếu bỏ ra nhiều công mài sắt thì sẽ có ngày được kim xinh xắn có ích cho đời. Nếu chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai, nhưng chưa sâu, chưa kĩ, chưa thể giúp ích cho ta một cách tốt đẹp, hiệu quả. Ta có thể hiểu rộng hơn một chút; muốn có được kết quả như mơ ước cần phải có đức tính kiên trì bền bỉ, tình yêu lao động thiết tha và một thời gian lâu dài do sự thử thách của công việc, của cuộc sống. Tất cả những điều ấy khi chúng ta vượt qua được thì kết quả đã cầm chắc trong tay. Cũng như cách ví của chúng ta: Từ một miếng sắt khi bỏ công sức mài mòn thì sẽ trở thành cây kim được. Qua cách ví ấy ta cũng thấy được công việc đơn giản nhưng thật là gian nan khi muốn đạt kết quả. Câu tục ngữ bao hàm một ý nghĩa lớn lao gói gọn trong tám từ cô đọng. Trên đời này chẳng có gì làm nên nếu không có yếu tố: Cần cù, kiên định, tình yêu lao động.Tất cả đều trải qua một quá trình dài mà hình thành được, có khi cả cuộc đời con người cũng chưa thể xong và phải có sự kế tục của thế hệ sau. Thật vậy, vạn vật chung quanh ta và ta cũng thế, cũng dần dần hoàn thiện và chẳng có gì tự dung hoàn thiện ngay được trong cuộc đời này. Qua bao đời dúc kết và rút kinh nghiệm, qua thực tế cuộc sống hôm nay, câu tục ngữ trên không có điểm gì sai sót cả, đó là một chân lí không thể phủ nhận, không thể tách rời mỗi chúng ta. Từ việc nhỏ cho tới việc lớn, tất cả đều gắn bó với quan niệm ấy để tồn tại, để xây dựng. Bài học đó được nhân dân ta gởi gắm cho người lao động. Mai An Tiêm trên đảo hoang trơ trụi vẫn tìm được nguồn sống dồi dào nhờ vào đôi bàn tay trắng, nhờ vào đầu óc tìm tòi và con tim cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Tất nhiên, mọi việc không dễ dàng nhưng con người làm được. Chúng ta cần phải học tập, ghi nhớ lời dạy của nhân dân vì đó chính là dòng sỡ mẹ mát trong nuôi ta giữa cuộc đời khi gặp bất trắc cũng như khi dòng đời êm ả. Ta phải làm gì đây khi hiểu được lời dặn dò ân tình ấy? Không, đó không phải là chuyện đơn giản, không thể muốn làm gì cũng được bởi vì nếu áp dụng nó vào mục đích tốt đẹp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Ngược lại, hậu quả sẽ tai hại nếu dụng vào mục đích xấu xa. Tầm quan trọng của câu tục ngữ thật lớn lao, thật khó nói hết. Nếu ta không làm gì cả cho ta, cho đời thì lúc đó ta như đồ bỏ; nếu ta làm rồi bỏ dở thì thật là vô ích. Nhưng khi ta làm theo, thật xứng đáng với từng hoàn cảnh thì chính ta và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn lên rất nhiều. Là một học sinh, là người con của cha mẹ, chúng ta cần phải kiên trì học tập, lao động để trở thành học sinh giỏi. Ta phải lễ phép ngoan ngoãn giúp đỡ cha mẹ để xứng đáng là con ngoan của gia đình. Là người chủ tương lai của xã hội, mỗi chúng ta phải lao động không ngừng, luôn luôn mở đường cho tương lai đất nước bằng công sức, trí tuệ và con tim đầy sức sống của tuổi trẻ. Đừng ai như những chú vờ suốt ngày bay lượn để chiều tối chết đi một cách vô ích không ai biết tới, không làm gì được. Giữa đời thường thiếu gì những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, cả cuộc đời không làm gì để thực hiện ước mơ của mình, vun đắp cho đời. Có người không dám vượt qua thử thách vì ngại khó khăn. Còn chúng ta khi đã nhận thức và tâm niệm được “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thì, đừng bao giờ như vậy, đừng áp dụng nó vào mục đích đen tối, xấu xa gây hại, đừng bỏ mặc cuộc đời trôi đi không chịu làm gì để rồi luyến tiếc, đừng nản chí khi gặp khó khăn, bởi vì sẽ “có ngày nên kim” nếu “có công mài sắt”.  Đó không phải là điều mơ hồ xa xôi, đó không phải là cái gì to lớn, nó rất gần gũi hàng ngày với ta. Mỗi chúng ta hãy tự đứng dậy và bước lên phía trước mặc cho gian khó cản đường và hãy tin tưởng ở tương lai. Thực tế đã chứng minh điều ấy. Non sông ta phải trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, rồi chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ hi sinh, tiếp đó là mười năm chống Mỹ cứu nước mới thống nhất được đất nước như ngày hôm nay là một minh chứng. Câu nói nhắc nhở của nhân dân ta với con cháu mình “có công mài sắt có ngày nên kim” là một chân lí sáng ngời cho hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn đời sau cũng vậy. Sau khi hiểu được thật rõ ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em thấy mình gắng công học tập thật nhiều nữa thì mới không phụ lòng cha mẹ, mới xứng đáng là người công dân tương lai xây dựng đất nước. Mai đây dù có quên đi điều gì nhưng lời dặn dò ấy thì mãi mãi bên em như một người thầy giáo của cuộc sống. Tương lai đang chờ và lúc nào cũng chờ đón chúng ta, chờ đón những con người dũng cảm. Hãy bước tới mạnh mẽ và tự tin bởi vì: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp bể Quyết chí ắt làm nên. (Hồ Chí Minh)

Bài viết : http://hoctotnguvan.net/giai-thich-cau-tuc-ngu-co-cong-mai-sat-co-ngay-nen-kim-23-1446.html

Tham khảo nhé!

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
5 tháng 5 2016 lúc 19:32

2.

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.

Trong cay


Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Bạn tham khảo ở trên mạng nhé

Bình luận (0)
Nguyễn Tâm Như
5 tháng 5 2016 lúc 19:30

Giải thích nội dung ý nghĩa câu tục ngữ:"có công mài sắt có ngày nên kim"

Lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống sẽ chẳng có gì tốt đẹp tự đến với ta nếu ta không chuyên tâm, không chịu đi tìm tới nó để đạt được mục đích của mình. Muốn vậy tư phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và trang bị cho mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau cũng đến với ta. Đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Mỗi người Việt Nam, có mấy ai mà không biết câu tục ngữ quen thuộc ấy. Nhưng để hiểu đúng, hiểu rõ nó, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ câu nói ngắn gọn nhưng sâu sắc ấy, thì việc khắc sâu và áp dụng nó một cách đúng đắn sẽ có một hiệu quả tốt đẹp. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng nói được bao điều ấy gợi cho ta một công việc và một kết quả đạt được; đó là nếu bỏ ra nhiều công mài sắt thì sẽ có ngày được kim xinh xắn có ích cho đời. Nếu chỉ hiểu đơn giản có vậy thì cũng không sai, nhưng chưa sâu, chưa kĩ, chưa thể giúp ích cho ta một cách tốt đẹp, hiệu quả. Ta có thể hiểu rộng hơn một chút; muốn có được kết quả như mơ ước cần phải có đức tính kiên trì bền bỉ, tình yêu lao động thiết tha và một thời gian lâu dài do sự thử thách của công việc, của cuộc sống. Tất cả những điều ấy khi chúng ta vượt qua được thì kết quả đã cầm chắc trong tay. Cũng như cách ví của chúng ta: Từ một miếng sắt khi bỏ công sức mài mòn thì sẽ trở thành cây kim được. Qua cách ví ấy ta cũng thấy được công việc đơn giản nhưng thật là gian nan khi muốn đạt kết quả. Câu tục ngữ bao hàm một ý nghĩa lớn lao gói gọn trong tám từ cô đọng. Trên đời này chẳng có gì làm nên nếu không có yếu tố: Cần cù, kiên định, tình yêu lao động.Tất cả đều trải qua một quá trình dài mà hình thành được, có khi cả cuộc đời con người cũng chưa thể xong và phải có sự kế tục của thế hệ sau. Thật vậy, vạn vật chung quanh ta và ta cũng thế, cũng dần dần hoàn thiện và chẳng có gì tự dung hoàn thiện ngay được trong cuộc đời này. Qua bao đời dúc kết và rút kinh nghiệm, qua thực tế cuộc sống hôm nay, câu tục ngữ trên không có điểm gì sai sót cả, đó là một chân lí không thể phủ nhận, không thể tách rời mỗi chúng ta. Từ việc nhỏ cho tới việc lớn, tất cả đều gắn bó với quan niệm ấy để tồn tại, để xây dựng. Bài học đó được nhân dân ta gởi gắm cho người lao động. Mai An Tiêm trên đảo hoang trơ trụi vẫn tìm được nguồn sống dồi dào nhờ vào đôi bàn tay trắng, nhờ vào đầu óc tìm tòi và con tim cháy bỏng tình yêu cuộc sống. Tất nhiên, mọi việc không dễ dàng nhưng con người làm được. Chúng ta cần phải học tập, ghi nhớ lời dạy của nhân dân vì đó chính là dòng sỡ mẹ mát trong nuôi ta giữa cuộc đời khi gặp bất trắc cũng như khi dòng đời êm ả. Ta phải làm gì đây khi hiểu được lời dặn dò ân tình ấy? Không, đó không phải là chuyện đơn giản, không thể muốn làm gì cũng được bởi vì nếu áp dụng nó vào mục đích tốt đẹp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Ngược lại, hậu quả sẽ tai hại nếu dụng vào mục đích xấu xa. Tầm quan trọng của câu tục ngữ thật lớn lao, thật khó nói hết. Nếu ta không làm gì cả cho ta, cho đời thì lúc đó ta như đồ bỏ; nếu ta làm rồi bỏ dở thì thật là vô ích. Nhưng khi ta làm theo, thật xứng đáng với từng hoàn cảnh thì chính ta và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn lên rất nhiều. Là một học sinh, là người con của cha mẹ, chúng ta cần phải kiên trì học tập, lao động để trở thành học sinh giỏi. Ta phải lễ phép ngoan ngoãn giúp đỡ cha mẹ để xứng đáng là con ngoan của gia đình. Là người chủ tương lai của xã hội, mỗi chúng ta phải lao động không ngừng, luôn luôn mở đường cho tương lai đất nước bằng công sức, trí tuệ và con tim đầy sức sống của tuổi trẻ. Đừng ai như những chú vờ suốt ngày bay lượn để chiều tối chết đi một cách vô ích không ai biết tới, không làm gì được. Giữa đời thường thiếu gì những kẻ ngồi mát ăn bát vàng, cả cuộc đời không làm gì để thực hiện ước mơ của mình, vun đắp cho đời. Có người không dám vượt qua thử thách vì ngại khó khăn. Còn chúng ta khi đã nhận thức và tâm niệm được “Có công mài sắt, có ngày nên kim” thì, đừng bao giờ như vậy, đừng áp dụng nó vào mục đích đen tối, xấu xa gây hại, đừng bỏ mặc cuộc đời trôi đi không chịu làm gì để rồi luyến tiếc, đừng nản chí khi gặp khó khăn, bởi vì sẽ “có ngày nên kim” nếu “có công mài sắt”.  Đó không phải là điều mơ hồ xa xôi, đó không phải là cái gì to lớn, nó rất gần gũi hàng ngày với ta. Mỗi chúng ta hãy tự đứng dậy và bước lên phía trước mặc cho gian khó cản đường và hãy tin tưởng ở tương lai. Thực tế đã chứng minh điều ấy. Non sông ta phải trải qua bốn ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước, rồi chín năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ hi sinh, tiếp đó là mười năm chống Mỹ cứu nước mới thống nhất được đất nước như ngày hôm nay là một minh chứng. Câu nói nhắc nhở của nhân dân ta với con cháu mình “có công mài sắt có ngày nên kim” là một chân lí sáng ngời cho hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn đời sau cũng vậy. Sau khi hiểu được thật rõ ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em thấy mình gắng công học tập thật nhiều nữa thì mới không phụ lòng cha mẹ, mới xứng đáng là người công dân tương lai xây dựng đất nước. Mai đây dù có quên đi điều gì nhưng lời dặn dò ấy thì mãi mãi bên em như một người thầy giáo của cuộc sống. Tương lai đang chờ và lúc nào cũng chờ đón chúng ta, chờ đón những con người dũng cảm. Hãy bước tới mạnh mẽ và tự tin bởi vì: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp bể Quyết chí ắt làm nên. (Hồ Chí Minh)

Chứng minh rằng người VN luôn sống theo đạo lí uống nước nhớ nguồn và ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn sống với những truyền thống tốt đẹp của cha ông, của tổ tiên: lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau… Những tình cảm, đạo lí đó đã góp phần tạo nên bề dày truyền thống của nhân dân ta. Một trong những phẩm chất cũng rất đáng tự hào của nhân dân ta chính là lòng biết ơn. Và để nhắc nhở, khuyên nhủ con cháu đời sau học tập và phát huy truyền thống đó, ông cha ta đã có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.

          Hai câu tục ngữ là những lời  khuyên nhủ sâu sắc về đạo lí biết ơn. Câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là khi “ăn quả”, ta phải nhớ đến công ơn của người đã bỏ công, sức lực để trồng cây, mang đến cho ta những hoa ngọt, trái lành. Cũng như khi uống nước, ta phải nhớ tới “nguồn”, là nơi sản sinh ra dòng nước mát lành cho ta. Nói chung, cả hai câu tục ngữ đều mang một ý nghĩa sâu sắc. “Ăn quả” và “uống nước” là ẩn dụ cho sự hưởng thụ thành quả, còn “kẻ trồng cây” và “nguồn” đều ẩn dụ cho người, nơi tạo ra thành quả. Cả hai câu trên đều nói lên rằng, khi hưởng thụ thành quả, ta phải nhớ đến công ơn những người đã tạo ra thành quả đó.

          Có lẽ ai cũng biết, thành quả không tự nhiên mà có, nó phải trải qua quá trình sức lực của con người, do con người tạo ra. Có bao giờ khi ăn cơm, bạn nhớ tới công ơn của các bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo? Khi đi qua những công trình, đường xá, bạn có nhớ đến sự vất vả của cô chú công nhân không? Chúng ta được nuôi dưỡng khôn lớn, có kiến thức là nhờ nghĩa mẹ, ơn thầy. Chúng ta được sinh ra và sống trong một đất nước hòa bình, đó chính là công sức, sự hi sinh xương máu của cha ông… Nói tóm lại, những thành quả chúng ta hưởng thụ hôm nay đều là một phần sức lực do người khác tạo ra và chúng ta phải luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.

          Bên cạnh đó, biết ơn còn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. Có ai mà không cảm thấy vui khi được người khác biết ơn? Mỗi khi làm được một việc gì đó, được người khác nhớ đến, tôn trọng mình, mỗi chúng ta luôn cảm thấy vui và hạnh phúc với những gì mình đã cống hiến, mang đến cho người khác. Sẽ chẳng có ai thấy vui khi thấy người ta chỉ dửng dưng, vô tâm trước những việc mình đã làm cho họ. Đó là sự vô ơn, bạc nghĩa, không đúng với đạo lí từ xưa đến nay của nhân dân ta.

          Không những vậy, Từ bao đời nay, sống theo đạo lí biết ơn đã trở thành một điều cần thiết ở mỗi người dân Việt Nam. Điều đó không thể hiện qua lời nói mà đó là những hành động cụ thể, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Chúng ta luôn tôn trọng và nhớ về công ơn của cha mẹ, ông bà, những người đã sinh ra chúng ta. Đó là lòng biết ơn. Mỗi người học sinh hay đã từng là học sinh đều nhớ về người thầy người cô, những người cho ta tri thức vào đời. Đó cũng là lòng biết ơn. Trong các gia đình luôn có những bàn thờ tổ tiên, những ngày giỗ thờ cúng để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Và gần gũi hơn, mỗi người dân sống trên đất Việt đều hướng về những ngày giỗ tổ, những lễ kỉ niệm để thể hiện lòng biết ơn của mình.

          Biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp, làm cho con người trở nên sống đẹp hơn, được mọi người yêu mến, tôn trọng. Nếu mọi người luôn biết ơn đến những người đã mang điều tốt đẹp đến cho mình thì xã hội này sẽ luôn tươi đẹp, đáng sống biết bao.

          Vậy chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình? Đó không phải là những việc làm khó ngoài khả năng mà đó là việc mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Sống trong cuộc sống này, hãy luôn nhìn lại và biết ơn những người đã có ơn với chúng ta, gần gũi với chúng ta. Từ đó, ta sẽ có những hành động, những việc làm tốt, xứng đáng với công ơn đó. Để đền đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ, mỗi học sinh chúng ta nên học cách ngoan ngoãn, vâng lời, luôn chăm ngoan học giỏi để họ vui lòng.

          Biết ơn là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Ông cha ta luôn muốn nhắn nhủ với con cháu đời sau phải học tập và phát huy truyền thống đó. Hai câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” đã giúp em nhìn lại mình và thấy được rằng, mỗi chúng ta nên sống có trước có sau, phải nhớ và tôn trọng những người đã mang đến những điều tốt lành cho ta.

Bình luận (0)
~Tiểu Hoa Hoa~
Xem chi tiết